TRỢ GIÚP
ĐĂNG NHẬP
ĐĂNG KÝ
Đăng nhập
Quốc gia/Vùng
Ngôn ngữ
Tựa như một ngọn hải đăng tâm linh giữa biển trời phương Nam, Quán Âm Phật Đài từ lâu đã trở thành một biểu tượng tâm linh vững chãi, nơi Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ngự trị, che chở và ban phước lành cho muôn dân. Mỗi ngày, nơi đây thu hút hàng nghìn lượt khách thập phương về chiêm bái, đặc biệt trong các dịp lễ vía và Lễ hội Quan Âm Nam Hải. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vietnam Airlines khám phá trọn vẹn vẻ đẹp và những trải nghiệm khó quên tại Quán Âm Phật Đài - Mẹ Nam Hải Bạc Liêu.
Quán Âm Phật Đài, còn gọi là Điện Quan Âm hay dân gian quen thuộc với tên Mẹ Nam Hải Bạc Liêu, tọa lạc tại Đường Trường Sa, khóm Bờ Tây, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, chỉ cách trung tâm khoảng 8km.
Nằm ngay trên tuyến đê biển Trường Sa, Quán Âm Phật Đài là một quần thể Phật giáo gồm nhiều công trình lớn nhỏ, được xem là một trong những trung tâm tín ngưỡng nổi bật nhất của Phật giáo Bắc Tông ở miền Tây. Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm tại đây luôn hướng về biển cả như ngọn hải đăng tinh thần, che chở cho ngư dân an toàn vượt sóng gió.
Nơi đây còn mang mối liên hệ mật thiết với tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng biển đảo thờ thần Nam Hải, tạo nên một không gian tâm linh đậm đà bản sắc. Mỗi ngày, đặc biệt là vào các dịp lễ lớn, hàng nghìn người từ khắp mọi miền vẫn đổ về đây để chiêm bái, cầu an, cầu lộc.
Quan Âm Phật Đài - Mẹ Nam Hải Bạc Liêu (Nguồn: Internet)
Khu Quan Âm Phật Đài nhìn từ trên cao (Nguồn: Internet)
Quán Âm Phật Đài mang trong mình bề dày lịch sử và những câu chuyện truyền đời gắn liền với truyền thuyết Mẹ Nam Hải - biểu tượng của lòng từ bi.
Ban đầu, Quán Âm Phật Đài chỉ là một am thờ nhỏ, giản dị được dựng bằng cây lá. Am thờ này tọa lạc trên một khu đất ven biển, nơi có nhiều ao đầm và bãi bùn, được người dân địa phương xây dựng với mục đích cầu bình an cho những ngư dân ngày đêm bám biển, đánh bắt xa bờ. Sự ra đời của am thờ nhỏ bé này là khởi nguồn cho một quần thể tâm linh rộng lớn và nổi tiếng ngày nay.
Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài được người dân địa phương tôn vinh với tên gọi trìu mến là "Mẹ hiền Quán Âm" hay Mẹ Nam Hải.
Theo tín ngưỡng xa xưa, Mẹ Nam Hải là biểu tượng của lòng từ bi vô lượng, chuyên cứu khổ cứu nạn. Đặc biệt, Ngài được tin rằng có năng lực bảo hộ ngư dân vượt qua mọi sóng gió hiểm nguy của biển khơi, đồng thời phù hộ muôn dân miền Tây được sống trong bình an, mưa thuận gió hoà.
Truyền thuyết dân gian cũng truyền lại rằng, có một câu chuyện cảm động về người vợ ngư dân đã cầu nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm cứu chồng trong cơn bão tố. Sự linh ứng của lời cầu nguyện đã dẫn đến việc lập am thờ tại nơi này.
Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài còn được người dân địa phương tôn vinh với tên gọi “Mẹ Nam Hải Bạc Liêu” (Nguồn: Internet)
Khởi công xây dựng (1973 - 1975)
Năm 1973, Hòa thượng Thích Trí Đức đã đã khởi xướng việc xây dựng tượng Bồ Tát lộ thiên. Sau gần hai năm thi công, tượng Quán Thế Âm cao 11m (chưa tính phần bệ) đã hoàn thành.
Thời điểm mới xây dựng, chân tượng còn nằm sát mép nước, khi thủy triều dâng cao, nước biển đôi khi ngập tới tận chân đài. Qua thời gian, bồi đắp của phù sa đã khiến khuôn viên Quán Âm Phật Đài ngày càng mở rộng, vị trí đặt tượng đài đã cách biển gần 1km.
Trùng tu và mở rộng (1990 - 2008)
Giai đoạn đại trùng tu (2023 đến nay):
Hiện tại, Quán Âm Phật Đài đang triển khai một dự án đại trùng tu quy mô lớn với kinh phí gần 800 tỷ đồng, bao gồm khoảng 30 hạng mục quan trọng. Mục tiêu của dự án này là nhằm nâng tầm Quán Âm Phật Đài thành một khu du lịch tâm linh quốc gia.
Vai trò hiện tại:
Quán Âm Phật Đài là một trung tâm Phật giáo quan trọng, nơi diễn ra nhiều hoạt động tâm linh, tu học và từ thiện, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo Phật tử gần xa. Bên cạnh vai trò tôn giáo, nơi đây còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và đóng góp thiết thực cho sự phát triển cộng đồng địa phương.
Khu Quán Âm Phật Đài tọa lạc trên khu đất hơn 5ha, với diện tích xây dựng lên đến 22.000m² được quy hoạch thành quần thể kiến trúc tâm linh rộng lớn và trang nghiêm. Các công trình có lối thiết kế mang đậm phong cách Phật giáo Bắc Tông với những nét chạm khắc hoa văn tinh xảo, kết hợp với không gian mở hướng ra biển, tạo nên cảm giác thanh tịnh và khoáng đạt.
Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm (Mẹ Nam Hải):
Là điểm nhấn tâm linh thiêng liêng bậc nhất tại Quán Âm Phật Đài, tượng Mẹ Nam Hải cao 11m, mang y áo màu xanh và đứng uy nghi hướng ra Biển Đông. Hình ảnh Bồ Tát với bình cam lộ trên tay thể hiện lòng từ bi cứu khổ, che chở cho ngư dân và người dân miền biển vượt mọi khó khăn, sóng gió.
Trong đợt trùng tu mới nhất, tượng sẽ được nâng chiều cao lên 20m nhằm tăng thêm giá trị biểu tượng và quy mô cảnh quan.
Cổng Tam Quan (Cổng trời):
Nằm ở mặt trước khuôn viên, đây là “cánh cổng trời” dẫn lối vào không gian chính. Kiến trúc bề thế, chạm trổ tinh xảo, tạo nên ấn tượng trang nghiêm ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
Cổng Tam Quan (Nguồn: Internet)
Đại điện
Ngôi chính điện được xây dựng với quy mô rộng lớn. Điểm nhấn nổi bật nơi đây là cột phướn cao 49m, biểu tượng cho tâm nguyện thanh cao, chí hướng kiên định và tầm nhìn bao quát của tinh thần Phật giáo.
Khu vực đại điện (Nguồn: Internet)
Tượng Quảng Mục Thiên Vương và Đa Văn Thiên Vương trước đại điện (Nguồn: Internet)
Điện Thiên Thủ Thiên Nhãn và Điện Địa Tạng:
Được hoàn thành vào năm 2008, hai điện này bố trí đối xứng hai bên tượng Mẹ Nam Hải. Cả hai đều được xây dựng theo lối kiến trúc chùa cổ truyền thống Việt Nam, tạo nên một không gian hài hòa và tĩnh tại.
Điện Địa Tạng (Nguồn: Internet)
Bên cạnh các công trình chính, Quán Âm Phật Đài còn sở hữu hệ sinh thái cảnh quan hài hòa, mang đậm yếu tố tâm linh và nghệ thuật:
Bên cạnh các công trình chính, Quán Âm Phật Đài còn sở hữu nhiều khu vực mang đậm tính biểu tượng và trải nghiệm:
Về tổng thể, không gian nơi đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa tín ngưỡng và mỹ học, mang đến trải nghiệm trọn vẹn cho cả tâm hồn và thị giác của du khách.
Một bức tượng Quan Âm trong vườn tượng 32 Bồ Tát (Nguồn: Internet)
Trong khuôn khổ dự án trùng tu 800 tỷ đồng, Quán Âm Phật Đài sẽ được bổ sung thêm nhiều công trình phục vụ du khách như: xây dựng mới sân hành lễ cao 5,4 mét, khu thiên thủ thiên nhãn, nhà triển lãm, nhà khách, nhà nghỉ chân, khu tu tập, khu đa chức năng, nhà ăn, khu đông y, phòng y tế, nhà vệ sinh, v.v. đồng thời nâng cấp mặt nền toàn khu để chống ngập và mở rộng sức chứa cho lễ hội.
Quán Âm Phật Đài từ lâu đã trở thành ngọn hải đăng tâm linh cho ngư dân vùng biển. Sự linh thiêng của nơi này cũng thu hút người dân trong và ngoài nước tìm đến và trân trọng hành hương, chiêm bái. Nơi đây là điểm đến lý tưởng để bạn thành tâm dâng lên bao nhiêu lời cầu nguyện bình an, phước báu, sức khỏe và may mắn cho bản thân cùng gia đình.
Đông đảo Phật tử và người dân đến Quan Âm Phật Đài trong để tỏ lòng thành kính, chiêm bái và cầu nguyện (Nguồn: Internet)
Không chỉ là nơi hành hương quanh năm, Quán Âm Phật Đài còn là trung tâm tổ chức nhiều lễ hội quy mô và trang nghiêm tại miền Tây Nam Bộ. Các sự kiện và lễ hội tại đây thường gắn liền với các ngày vía của Bồ Tát Quán Thế Âm và các nghi lễ Phật giáo quan trọng:
Các lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm: Nghi thức tụng kinh, dâng hương và hành trì được tổ chức xuyên suốt, giúp người tham dự hướng tâm về điều thiện lành và tích công đức.
Lễ hội Quan Âm Nam Hải: Đây là lễ hội lớn nhất trong năm tại Quán Âm Phật Đài, diễn ra vào ngày 22 - 24/03 âm lịch, thu hút hàng vạn người về tham dự. Lễ hội bao gồm hai phần:
Các nghi lễ Phật giáo và sự kiện định kỳ: Các buổi lễ đều được tổ chức nghiêm trang, với sự hướng dẫn của chư tăng và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bạc Liêu. Du khách đến vào những dịp này có thể chủ động tham gia tụng kinh, cúng dường hoặc ghi danh cầu an, cầu siêu:
Vào các ngày lễ lớn, Quan Âm Phật Đài thu hút lượng lớn du khách và Phật tử đến thăm viếng từ sáng sớm đến đêm muộn (Nguồn: Internet)
Bên cạnh các nghi lễ tôn giáo, Quán Âm Phật Đài còn là nơi lan tỏa tinh thần từ bi và kết nối cộng đồng thông qua nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa.
Hoạt động từ thiện: Các chương trình thiện nguyện đóng góp trao quà cho bà con khó khăn, tặng nhà tình thương, vận động cứu trợ thiên tai lũ lụt, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, v.v.
Hoạt động văn hóa và cộng đồng: Vào dịp Tết Nguyên đán và các sự kiện đặc biệt, Quán Âm Phật Đài thường tổ chức các chương trình văn hóa mang đậm bản sắc miền Tây:
Những hoạt động này mang lại bầu không khí ấm cúng, tạo thêm trải nghiệm đa chiều cho du khách đến tham quan, đặc biệt là vào dịp lễ hội cuối năm.
Ngoài hoạt động chiêm bái, Quán Âm Phật Đài còn là không gian tu học và lan tỏa giáo lý nhà Phật đến với đông đảo Phật tử gần xa.
Nhiều hoạt động tâm linh, tu học, thuyết phát được cử hành thường xuyên tại Quan Âm Phật Đài Bạc Liêu (Nguồn: Internet)
Với quần thể kiến trúc độc đáo, uy nghi và không gian rộng lớn hướng biển, Quán Âm Phật Đài là địa điểm lý tưởng để du khách tham quan, khám phá và lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Một số địa điểm check-in thường được khách hành hương lựa chọn:
Lưu ý: Khi chụp ảnh, bạn nên lưu ý giữ không gian yên tĩnh, tránh làm gián đoạn các nghi lễ đang diễn ra và luôn ăn mặc lịch sự, phù hợp với chốn tôn nghiêm.
Quán Âm Phật Đài mở cửa quanh năm, nhưng để có trải nghiệm trọn vẹn nhất, bạn nên lựa chọn thời điểm phù hợp với nhu cầu hành hương, tham quan hoặc tham dự lễ hội. Dưới đây là những mốc thời gian gợi ý kèm theo kinh nghiệm hữu ích cho từng mùa.
Thời điểm nên đi:
Lưu ý:
Các ngày Rằm, mồng Một và dịp lễ Phật lớn là thời điểm lý tưởng để bạn cảm nhận bầu không khí náo nhiệt mà không kém phần linh thiêng nơi đây (Nguồn: Internet)
Thời điểm nên tránh:
Quán Âm Phật Đài nằm tại phường Nhà Mát, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 8km và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 290km. Du khách có thể dễ dàng di chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau.
Từ TP. Hồ Chí Minh đến Bạc Liêu:
Phương tiện
Thông tin chi tiết
Giá tham khảo
Xe khách
Đặt vé trực tuyến hoặc mua vé trực tiếp tại bến xe Miền Tây.
100.000 - 170.000 VND/chiều
Limousine
Đón tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh, trả tận nơi tại Bạc Liêu. Nên đặt vé trước qua app hoặc tổng đài.
200.000 - 350.000 VND/chiều
Xe máy, ô tô cá nhân
Lộ trình: Quốc lộ 1A → qua cầu Mỹ Thuận → TP. Cần Thơ → Sóc Trăng → Bạc Liêu. Thời gian di chuyển khoảng 6 tiếng.
Xăng xe máy:120.000 VND/lượt
Ô tô: 350.000 VND/lượt
Từ các tỉnh miền Tây đến thành phố Bạc Liêu:
Từ các tỉnh miền Tây lân cận như Cần Thơ (120km), Cà Mau (65km), Sóc Trăng (60km), du khách có thể dễ dàng đến thành phố Bạc Liêu theo trục Quốc lộ 1A. Ngoài xe khách, xe buýt nội tỉnh, bạn cũng có thể thuê ô tô hoặc xe máy nếu muốn chủ động dừng chân tham quan thêm các điểm dọc đường.
Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu đến Quán Âm Phật Đài:
Lộ trình dễ đi nhất là theo đường Trần Phú → Trường Sa → hướng ra biển Nhà Mát, thời gian di chuyển khoảng 15 - 20 phút. Dọc tuyến có biển chỉ dẫn rõ ràng, nhiều hàng quán và cây xăng tiện lợi. Du khách có thể lựa chọn các loại phương tiện phổ biến như:
Khu vực đậu xe miễn phí tại Quán Âm Phật Đài (Nguồn: Internet)
Khuôn viên trước chùa (Nguồn: Internet)
Giờ mở cửa: Quán Âm Phật Đài mở cửa cả ngày, không giới hạn khung giờ cụ thể. Bạn có thể đến viếng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Vé vào cổng: Khu Quán Âm Phật Đài không thu phí vào cổng với du khách và Phật tử. Tuy vậy, du khách có thể cúng dường Tam Bảo để ủng hộ chùa.
Để có trải nghiệm tâm linh trọn vẹn, du khách nên chuẩn bị lễ vật chu đáo.
Trái cây: Nên chọn ngũ quả (5 loại) hoặc thất quả (7 loại) tượng trưng cho sự viên mãn.
Hoa cúng: Hoa sen được đặc biệt khuyến khích vì là biểu tượng của sự thanh tịnh trong Phật giáo. Ngoài ra, hoa huệ trắng và hoa cúc cũng thường được sử dụng để cúng các bề trên.
Hương/nhang và nước: Bạn có thể mua nhang và nước uống đóng chai tại các cửa hàng bên trong khuôn viên chùa hoặc gần cổng vào với giá khoảng 20.000 VND/món.
Du khách nên chuẩn bị lễ cúng trước khi đến chùa, nhất là vào các ngày lễ lớn để tránh chen lấn và giá cao (Nguồn: Internet)
Để có trải nghiệm trọn vẹn và ý nghĩa tại Quán Âm Phật Đài, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
Giữa không gian sông nước khoáng đạt của miền Tây Nam Bộ, Quán Âm Phật Đài hiện lên như một chốn thiêng với bầu không khí uy nghi, trang nghiêm mà thanh tịnh. Dù bạn là người mộ đạo, khách hành hương hay đơn thuần là một du khách muốn tìm sự an yên, hãy một lần đến với Quán Âm Phật Đài để lắng lòng, chiêm nghiệm, và cảm nhận sự che chở dịu dàng của Mẹ Nam Hải.
Nếu bạn đang lên kế hoạch tìm về những chốn tâm linh giữa lòng miền Tây, hãy để Vietnam Airlines đồng hành cùng bạn trong hành trình an yên và ý nghĩa này.
Quý khách cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, đáp ứng các quy định và thủ tục nhập cảnh của quốc gia đến. Vietnam Airlines sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh.
Quý khách vui lòng tham khảo thông tin tại đây.
Chúng tôi có sử dụng cookies nhằm cải thiện trải nghiệm của bạn khi truy cập website www.vietnamairlines.com. Vui lòng nhấn đồng ý để chấp thuận việc sử dụng cookies và không hiển thị lại thông báo này trong các lần truy cập tiếp theo.
Để tìm hiểu thêm về cookies và cách quản lý cookies, vui lòng xem tại đây