TRỢ GIÚP
ĐĂNG NHẬP
ĐĂNG KÝ
Đăng nhập
Quốc gia/Vùng
Ngôn ngữ
Chùa Hà - một điểm đến linh thiêng giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, nổi tiếng là nơi cầu duyên "mát tay" cho bao trái tim khát khao yêu thương. Không chỉ mang vẻ đẹp cổ kính trầm mặc, chùa còn là chốn gửi gắm niềm tin vào một mối tình chân thành, bền chặt. Hãy lưu lại cẩm nang cầu duyên ngay sau đây để sớm thấy tình yêu gõ cửa trái tim bạn.
Chùa Hà là một ngôi chùa cổ của Hà Nội có địa chỉ tại Số 86, phố Chùa Hà, phường Cầu Giấy, Hà Nội (trước đây là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy). Tên đầy đủ của chùa là Thánh Đức Tự, theo tích xưa, chùa Hà được xây dựng bởi một gia đình làm gốm sứ giàu có quê ở Bối Khê công đức.
Chùa được xây dựng từ thời Lý, mang đậm kiến trúc truyền thống Việt Nam với mái cong, tam quan, gác chuông và sân vườn thoáng đãng. Theo dòng chảy thời gian, lịch sử, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa, đến hiện tại chùa trở nên khang trang, to đẹp và thu hút rất nhiều lượt khách, Phật tử ghé thăm.
Chùa Hà là một trong những ngôi chùa cổ của Hà Nội. (Nguồn: Internet)
Để di chuyển đến chùa Hà, bạn có thể chọn nhiều phương tiện khác nhau, với cung được tương đối dễ dàng, bạn sẽ nhanh chóng đến với nơi cầu duyên nổi tiếng bậc nhất Hà Nội này.
Chùa Hà được xem là ngôi chùa linh thiêng trong chuyện cầu duyên, đặc biệt với giới trẻ và người độc thân. Mỗi người đến đây tin rằng cầu duyên ở chùa Hà rất "mát tay", không ít người sau khi chân thành khấn nguyện đã tìm được người yêu, nên duyên vợ chồng.
1 - Sự linh thiêng truyền miệng
Chùa Hà nổi tiếng với việc cầu duyên hoàn toàn đến từ sự truyền miệng của chính những người đã đến cầu và sau đó được toại nguyện. Những năm gần đây, chùa là điểm đến của rất nhiều bạn trẻ với niềm mong cầu tìm được mối duyên lành. Trên thực tế, đã có nhiều nhiều bạn trẻ sau khi đến chùa thành tâm cầu khấn đã tìm được người yêu hoặc giải quyết được những khúc mắc trong chuyện tình cảm.
Thời đại mạng xã hội phát triển, thông tin lan truyền nhanh, những câu chuyện "xin vía thành công" này đã được chia sẻ rộng rãi lên các diễn đàn, mạng xã hội, người này kể cho người kia, dần dần đã tạo nên một niềm tin vững chắc trong cộng đồng giới trẻ.
Từ thực tế cũng như niềm tin rằng "Chùa Hà khi đi lẻ bóng, khi về có đôi" như một lời khẳng định, một sự bảo chứng cho sự linh thiêng của chùa, khiến ngày càng nhiều người tìm đến dâng lễ cầu chuyện tình duyên.
Nhiều người đến chùa Hà đã cầu được mối duyên lành. (Nguồn: Internet)
2 - Vai trò của Điện Thờ Mẫu
Chùa Hà không chỉ thờ Phật mà trong khuôn viên chùa còn có Điện Mẫu, nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải). Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, các vị Thánh Mẫu không chỉ cai quản trời, đất, sông nước mà còn trông nom, ban phước cho cuộc sống của người dân gồm cả đường con cái, tình duyên, gia đạo.
Chính vì vậy, khi đến chùa Hà cầu duyên, ban thờ Mẫu chính là nơi người đi lễ gửi gắm những mong cầu về chuyện tình cảm, tin rằng Thánh Mẫu sẽ là người có thể nối tơ hồng, xe duyên.
Theo đó, khi đi dâng lễ cầu duyên tại chùa Hà, việc chuẩn bị lễ vật riêng cho ban Mẫu như hoa hồng, trầu cau cũng được trau chuốt, kỹ lưỡng để việc cầu khấn, se duyên được thuận lợi.
Dâng lễ tại Điện Thờ Mẫu để cầu tình duyên, gia đạo. (Nguồn: Internet)
Khâu chuẩn bị lễ cần đảm bảo đủ và chỉn chu, không nhất thiết phải cầu kỳ nhưng phải thể hiện được sự chân thành của người dâng lễ. Bạn cần chuẩn bị 3 phần lễ đặt tại 3 ban quan trọng gồm:
Lễ vật cầu duyên cần được chuẩn bị chu đáo và đầy đủ. (Nguồn: Internet)
**Lưu ý: Nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị các lễ vật, hiện nay tại trước cổng chùa có cung cấp dịch vụ sắp lễ rất tiện lợi. Một lễ đầy đủ cho cả 3 ban có giá tham khảo từ 270.000 - 300.000 VND. Dịch vụ viết sớ theo yêu cầu cũng được cung cấp cho bạn, giá khoảng 50.000 VND cho 3 tờ sớ đặt lên 3 ban.
Buổi lễ sẽ được diễn ra suôn sẻ và thể hiện được sự tôn nghiêm, trang trọng, người đi lễ cầu duyên cần tuân theo trình tự đã được hình thành từ trước đó, cụ thể:
Lễ theo thứ tự để đảm bảo cầu duyên được thuận lợi. (Nguồn: Internet)
Bạn có thể tham khảo bài văn khấn cầu duyên tại chùa Hà dưới đây. Khi đọc bạn cần thành tâm để mong ước của mình về tình duyên có những khởi sắc.
“Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
Kính lạy đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung Công chúa
Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh
Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn
Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải.
Con tên là: ... Sinh ngày: ... (Âm lịch). Ngụ tại: ...
Phần 1: Tạ ơn (thể hiện lòng biết ơn, tạo sự kết nối, kính trọng).
Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ... (âm lịch), con đến chùa Hà (hay Thánh Đức Tự) thành kính dâng lễ, đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đạo con trong suốt thời gian qua.
Phần 2 & 3: Sám hối và Hứa nguyện (thể hiện sự khiêm tốn, tự nhận thức và cam kết hoàn thiện bản thân, cho thấy mình là người xứng đáng với phước lành sắp xin).
Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu đại xá tha thứ cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt hơn, nguyện chăm làm việc thiện, tránh xa những việc ác.
Phần 4: Xin duyên (trình bày rõ ràng và cụ thể, thành tâm mong muốn cầu duyên của mình).
Cúi xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện. Xin cho con gặp được người (nêu rõ mong muốn về người bạn đời như: Chung thủy, tâm đầu ý hợp, yêu thương gia đình,v.v.) để chúng con sớm nên duyên đôi lứa, cùng nhau chia sẻ buồn vui trong cuộc sống, tiến tới hôn nhân bền vững.
Phần 5: Lễ tạ (kết thúc lời cầu nguyện bằng sự kính cẩn, phó thác).
Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện. Nam mô A di đà Phật (3 lần).
Sau khi khấn xong, vái 3 vái để kết thúc bài văn khấn cầu duyên.”
Mỗi ban sẽ có bài văn khấn khác nhau thể hiện lòng thành và cầu mong của người dâng lễ. (Nguồn: Internet)
Sau khi khấn nguyện, bạn nên ngồi tĩnh tâm tại chùa. Khi nén hương bạn thắp đã cháy được khoảng 2/3, cần quay lại tất cả các ban đã dâng lễ để vái tạ. Sau đó, thu hết tiền vàng, sớ của các ban (trừ sớ ở ban Tam Bảo) mang ra khu vực hóa vàng của chùa để đốt.
Một lưu ý tuy nhỏ nhưng rất quan trọng mà bạn nên nhớ đó là trước khi ra về nên vái lạy hai vị thần giác ở cửa chùa để buổi lễ được toàn vẹn.
Sau khi khấn nguyện, cần thu các lễ vật để hóa vàng. (Nguồn: Internet)
Để chuyến cầu duyên của bạn được may mắn và linh nghiệm, trước khi đi bạn hãy lưu ý một số điểm quan trọng như:
Bạn nên lựa chọn trang phục lịch sự khi đi cầu duyên tại chùa Hà. (Nguồn: Internet)
Câu 1: Đi chùa Hà có mất vé vào cửa không?
Tại chùa Hà, du khách và Phật tử được miễn phí vé vào cửa. Các chi phí có thể phát sinh gồm: Chi phí gửi xe, mua sắm lễ vật tại các hàng bán bên ngoài hoặc tiền công đức tùy tâm người bỏ vào hòm của nhà chùa.
Câu 2: Nên đi Chùa Hà vào thời gian nào để tránh đông đúc?
Bạn nên đến chùa vào các ngày trong tuần để có không gian thanh tịnh và tránh đông đúc. Những thời điểm đông đúc tại chùa là các ngày rằm, mùng 1 âm lịch hàng tháng, các dịp lễ Tết, đặc biệt là những ngày cận lễ Tình nhân (14/02), ngày Thất Tịch (07/07 âm lịch).
Nếu như trong ngày, bạn muốn một không gian yên tĩnh, vắng khách thì nên đi vào buổi sáng sớm hoặc đầu giờ chiều sẽ lý tưởng nhất.
Nên đến chùa Hà vào những ngày trong tuần để tránh đông đúc. (Nguồn: Internet)
Câu 3: Đã có người yêu rồi có nên đến Chùa Hà cầu nguyện không?
Có một quan niệm dân gian được lưu truyền, đó là nếu các cặp đôi đang yêu nhau đến chùa Hà cầu duyên có thể dẫn đến chia tay. Tuy nhiên, nếu đang trong mối quan hệ đến chùa Hà bạn có thể cầu cho tình yêu của mình được thêm bền chặt, sớm đơm hoa kết trái, tiến tới hôn nhân hạnh phúc và gia đạo hòa thuận.
Do đó, khi đang yêu nhau, nếu đến chùa Hà thay vì mong cầu một mối duyên mới, lời khấn của bạn nên hướng đến là sự gắn kết lâu dài và tốt đẹp hơn cho mối quan hệ của hiện tại.
Câu 4: Thủ tục trả lễ (tạ lễ) sau khi cầu duyên thành công như thế nào?
Khi lời cầu nguyện, mong cầu một mối duyên lành của bạn đã trở thành hiện thức, bạn nên sắp xếp thời gian quay lại chùa để làm lễ tạ ơn. Đây là một nghi thức quan trọng thể hiện lòng biết ơn với các vị thần linh đã phù hộ cho bạn.
Lễ vật tạ ơn thường sẽ gồm có: Hương, hoa tươi, quả ngọt, bánh kẹo. Đặc biệt, để thể hiện ý nghĩa của việc "thành đôi", bạn có thể chuẩn bị thêm các vật phẩm mang tính biểu tượng như bánh phu thê, dây tơ hồng dâng lên Điện Mẫu. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn làm tấm lòng thành kính, sự tri ân chân thành của chính bản thân bạn.
Sau khi cầu duyên thành công, bạn cần sắp xếp đến chùa Hà để làm lễ tạ ơn. (Nguồn: Internet)
Chùa Hà không chỉ là điểm đến tâm linh nổi tiếng giữa lòng Hà Nội, mà còn là nơi giúp nhiều người tìm lại niềm tin vào tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin thú vị về chùa Hà để có được một chuyến đi đáng nhớ.
Đặt vé máy bay ngay hôm nay và lên lịch trình tham quan, trải nghiệm chùa Hà cùng Vietnam Airlines. Chất lượng dịch vụ 4 sao chuẩn quốc tế, tần suất chuyến bay nhiều trong ngày, đúng giờ, đảm bảo cho bạn một chuyến bay nhanh chóng và an toàn. Để đặt vé, tra cứu lịch bay đến Hà Nội bạn có thể truy cập vào trang www.vietnamairlines.com hoặc ứng dụng Vietnam Airlines để mua vé với mức giá phù hợp kèm theo những ưu đãi hấp dẫn.
Quý khách cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, đáp ứng các quy định và thủ tục nhập cảnh của quốc gia đến. Vietnam Airlines sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh.
Quý khách vui lòng tham khảo thông tin tại đây.
Chúng tôi có sử dụng cookies nhằm cải thiện trải nghiệm của bạn khi truy cập website www.vietnamairlines.com. Vui lòng nhấn đồng ý để chấp thuận việc sử dụng cookies và không hiển thị lại thông báo này trong các lần truy cập tiếp theo.
Để tìm hiểu thêm về cookies và cách quản lý cookies, vui lòng xem tại đây