Chùa Pháp Vân Hà Nội: Dấu lặng an yên giữa lòng Thủ đô

Chùa Pháp Vân Hà Nội là một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn Phật giáo. Không ồn ào, không phô trương, nơi đây mang đến cảm giác an yên, thanh tịnh cho bất kỳ ai ghé thăm. Giữa nhịp sống hối hả của thủ đô, chùa như một dấu lặng trầm mặc, chốn dừng chân lý tưởng cho những tâm hồn cần sự tĩnh tại.

1. Chùa Pháp Vân ở đâu? Hướng dẫn cách di chuyển

Chùa Pháp Vân có địa chỉ tại 1299 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 8km. Nơi đây được ví như điểm gặp gỡ của không gian yên bình với thành phố nhộn nhịp.

Chùa còn có tên gọi khác là Long Hưng, một công trình Phật giáo nổi tiếng, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1991. Chùa có quy mô lớn với diện tích khoảng 7.000m2, kiến trúc kết hợp truyền thống lưu giữ nhiều tượng, bia đá và di vật cổ quý.

Cho đến nay, vẫn chưa biết chính xác chùa được xây dựng vào thời gian nào, chỉ biết chùa Pháp Vân Hà Nội đã có từ thời vua Thành Thái, cách chúng ta bây giờ hơn 100 năm về trước.

Chùa Pháp Vân là một công trình Phật giáo nổi tiếng, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1991

Chùa Pháp Vân là một công trình Phật giáo nổi tiếng, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1991. (Nguồn: Internet)

Nếu đã di chuyển và lưu trú tại Hà Nội, do cách trung tâm thành phố chỉ 8km nên bạn rất dễ dàng để đến chùa Pháp Vân tham quan, chiêm bái. Một số phương tiện bạn có thể tham khảo như:

  • Phương tiện cá nhân ô tô/xe máy: Nếu xuất phát từ phố cổ, bạn có thể đi theo hướng đường Tôn Đức Thắng - phố Xã Đàn - đường Giải Phóng, điểm cuối chùa Pháp Vân. Nếu ở các địa điểm khác bạn có thể tra Google Maps để xác định cung đường đi phù hợp.
  • Xe buýt: Trong nội đô bạn có thể di chuyển bằng xe bus để đến chùa Pháp Vân, đảm bảo an toàn và thuận tiện. Một số tuyến xe bus gần chùa Pháp Vân như: 60A, 60B, 104, 12, 08ACT, v.v.
  • Taxi/xe ôm công nghệ: Bạn cũng có thể di chuyển bằng đến chùa Pháp Vân Hà Nội đơn giản và nhanh chóng nhất đó là đi taxi, xe ôm công nghệ. Bạn sẽ được đưa đến tận nơi với dịch vụ đảm bảo.

Ở trong nội đô, bạn có thể đi xe ôm công nghệ để đến chùa Pháp Vân.

Ở trong nội đô, bạn có thể đi xe ôm công nghệ để đến chùa Pháp Vân. (Nguồn: Internet)

2. Một số hoạt động nên trải nghiệm tại chùa Pháp Vân Hà Nội

2.1. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc lâu đời

Chùa Pháp Vân được xây dựng trên mảnh đất rộng hơn 7.000m2, tổng thể kiến trúc chùa từ ngoài vào trong bao gồm: Cổng Tam Quan, Chính Điện, đằng sau là Nhà Tổ, Tăng Xá, nhà thờ Mẫu.

1 - Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan chùa Pháp Vân Hà Nội nằm ngay phía trước mặt đường Giải Phóng cao 3 tầng, mái được uốn cong kiểu đình chùa Bắc Bộ, mang đậm vẻ cổ kính, trang nghiêm. Trên tầng trên cùng treo một quả chuông đồng lớn, mang yếu tố linh thiêng đặc trưng.

Toàn bộ cổng được chạm khắc tinh xảo với hình rồng - phượng và các họa tiết truyền thống, cho thấy sự tôn quý và công phu trong nghệ thuật kiến trúc. Cổng chính được mở ra trong các dịp lễ của chùa, những ngày thường, du khách sẽ đi vào chùa bằng cổng phụ bên trái.

Cổng Tam Quan có thiết kế cao 3 tầng, mái được uốn cong kiểu đình chùa Bắc Bộ.

Cổng Tam Quan có thiết kế cao 3 tầng, mái được uốn cong kiểu đình chùa Bắc Bộ. (Nguồn: Internet)

Cổng tam quan được chạm các chi tiết rồng phượng tinh tế

Cổng tam quan được chạm các chi tiết rồng phượng tinh tế (Nguồn: Internet)

2 - Khu Chính Điện

Khu chính điện là nơi thờ chính, linh thiêng và ấn tượng nhất trong tổng thể kiến trúc của chùa Pháp Vân.

Nơi cao nhất của điện đặt pho tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, được thếp vàng mang đến sự uy nghi. Xung quanh là các tượng Bồ Tát gồm: A Di Đà, Đại Thế Chí, Quán Thế Âm, Phổ Hiền, Văn Thù, Địa Tạng, thể hiện đầy đủ các đức tướng hạnh nguyện của Phật đà. Phía sau là bàn thờ chư Sư Tổ và trụ trì thể hiện sự tôn kính truyền thống.

Không gian điện rộng rãi, có mái che cao, ánh sáng tự nhiên vừa đủ, tạo cho du khách cảm giác trang nghiêm và thư thái. Bạn cũng sẽ nhận thấy được sự giao hòa giữa tâm linh và nghệ thuật đặc sắc tại đây.

Khu Chính Điện là nơi có kiến trúc nổi bật nhất trong tổng thể kiến trúc chùa Pháp Vân.

Khu Chính Điện là nơi có kiến trúc nổi bật nhất trong tổng thể kiến trúc chùa Pháp Vân. (Nguồn: Internet)

3 - Nhà thờ Mẫu

Sau khu Chính Điện đi qua một khoảng sân nhỏ bạn sẽ đến nhà thờ Mẫu, đây là một trong ba khu thờ chính, bên cạnh Chính Điện và Nhà Tổ. Nhà thờ Mẫu được thiết kế theo phong cách Bắc Bộ truyền thống với mái ngói đỏ, kết cấu cột gỗ, tường xây giản dị nhưng đầy trang nghiêm.

Nơi đây có các pho tượng Mẫu cổ, một số pho tượng đã tồn tại hơn 100 năm thể hiện giá trị nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian đặc sắc. Tượng được chạm khắc hoa văn tinh xảo, không quá hoành tráng nhưng vẫn cổ kính, trang nghiêm.

Nhà thờ Mẫu được thiết kế với mái đỏ, đậm phong cách Bắc Bộ truyền thống

Nhà thờ Mẫu được thiết kế với mái đỏ, đậm phong cách Bắc Bộ truyền thống. (Nguồn: Internet)

4 - Không gian vườn thanh tịnh

Không gian vườn của chùa Pháp Vân chính là một điểm nhấn giúp ngôi chùa mang đến sự thư thái, cân bằng giữa tâm hồn và thiên nhiên trong tổng thể kiến trúc tâm linh, trang nghiêm này.

Khuôn viên được trồng nhiều loại cây lâu năm tạo bóng mát, không khí trong lành, dễ chịu.Các tiểu cảnh hồ nhỏ kết hợp tiểu phong cảnh trong chùa gồm đá, cây ảnh, hồ nước tạo nên điểm nhất thú vị, không gian để du khách tĩnh tâm. Đặc biệt, với không gian mở, chan hòa nắng nhẹ kết hợp với bóng mát giúp bạn cảm thấy thoải mái, tạm thời tránh xa nhịp sống xô bồ, vội vã.

Khuôn viên chùa Pháp Vân có nhiều cây xanh tạo không khí trong lành, thoáng mát.

Khuôn viên chùa Pháp Vân có nhiều cây xanh tạo không khí trong lành, thoáng mát. (Nguồn: Internet)

2.2. Tham gia khóa tu mùa hè

Tại chùa Pháp Vân Hà Nội thường tổ chức các khóa tu dành cho Phật tử cũng như người dân muốn tìm đến sự an yên trong tâm hồn. Các khóa tu, thiền sẽ được hướng dẫn bởi các chư Tăng, người tham gia thực hành tụng kinh, thiền định, nghe giảng pháp, đặc biệt là trải nghiệm đời sống thanh tịnh, an nhiên giữa lòng thủ đô nhộn nhịp.

Bạn có thể tham khảo một số khóa tu của chùa được nhiều Phật tử hưởng ứng như: Khóa tu Tuổi trẻ, khóa tu Búp Sen Hồng, khóa tu Pháp Vân Xanh.

Bạn có thể tham gia khóa tu tại chùa Pháp Vân để tìm đến sự an yên, thanh tịnh trong tâm hồn.

Bạn có thể tham gia khóa tu tại chùa Pháp Vân để tìm đến sự an yên, thanh tịnh trong tâm hồn. (Nguồn: Internet)

2.3. Tham gia các hoạt động vào các ngày lễ Phật giáo

Vào các ngày lễ Phật giáo lớn trong năm, chùa Pháp Vân có những hoạt động để các Phật tử và người dân có thể tham gia như:

  • Đại lễ Phật Đản: Tụng kinh, khai đàn Dược Sư, cầu quốc thái dân an, lễ Tắm Phật, dâng hoa, dâng đăng, thả hoa đăng cầu nguyện bình an.
  • Lễ Vu Lan: Diễn ra vào rằm tháng 7 âm lịch, tại chùa tổ chức Lễ cài hoa hồng (hoa hiếu) và cầu siêu cho tổ tiên, cha mẹ còn sống hoặc đã khuất, tụng kinh Vu Lan, v.v.
  • Lễ cầu an đầu năm: Dâng đèn cúng Phật, cầu an thu hút hàng ngàn người dân đến tham gia, cầu cho quốc thái dân an, mọi người năm mới bình an.

Không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc mà những sự kiện này còn là dịp để mọi người cùng nhau hướng về Phật pháp, tham gia các nghi thức thiêng liêng và cùng lan tỏa lòng từ bi và hiếu đạo.

Chùa Pháp Vân Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động vào các ngày lễ Phật giáo.

Chùa Pháp Vân Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động vào các ngày lễ Phật giáo. (Nguồn: Internet)

3. Những lưu ý khi tham quan chùa Pháp Vân Hà Nội

Khi tham quan chùa Pháp Vân Hà Nội, để có trải nghiệm trọn vẹn, tôn nghiêm và phù hợp với không gian tâm linh, bạn nên lưu ý các điểm sau:

  • Lựa chọn trang phục phù hợp, lịch sự, kín đáo, không nên mặc váy ngắn, áo sát nách, quần ngắn, hoặc đồ quá bó sát.
  • Ứng xử đúng mực, giữ trật tự, không gây ồn ào, không nói to, đùa giỡn, hãy nói nhẹ nhàng, đặc biệt là không chửi bậy trong không gian chùa.
  • Khi cầu nguyện hãy nghiêm túc và thể hiện sự thành kính, không ngó nghiêng.
  • Không xả rác, không bẻ cành, hái hoa chụp ảnh, đặc biệt là không lấy cắp tài sản của chùa.

Lựa chọn trang phục phù hợp để tôn trọng không gian tâm linh.

Lựa chọn trang phục phù hợp để tôn trọng không gian tâm linh. (Nguồn: Internet)

Chùa Pháp Vân Hà Nội là một trong những điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách. Không chỉ bởi kiến trúc cổ kính đậm chất Bắc Bộ truyền thống mà còn nhờ vào khuôn viên rộng rãi, thoáng mát mang đến không gian yên bình, thanh tịnh. Đến đây, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy an yên, thư thái, tạm thời cho tâm hồn lắng lại, bỏ qua nhịp sống xô bồ của thành thị.

Hãy đặt vé máy bay để đến Hà Nội khám phá chùa Pháp Vân ngay hôm nay với hãng hàng không uy tín Vietnam Airlines. Vietnam Airlines khai thác nhiều chuyến bay thẳng đến Hà Nội với tần suất lớn trong ngày cùng chất lượng dịch vụ 4 sao sẽ làm bạn hài lòng. Hãy truy cập vào website www.vietnamairlines.com để tra cứu lịch bay hoặc ứng dụng Vietnam Airlines để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn kèm theo.