TRỢ GIÚP
ĐĂNG NHẬP
ĐĂNG KÝ
Đăng nhập
Quốc gia/Vùng
Ngôn ngữ
Giữa nhịp sống hiện đại và sôi động của Thủ đô, chùa Quán Sứ Hà Nội vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, thanh tịnh. Không chỉ là một trong những ngôi chùa lớn và lâu đời nhất Hà Nội, chùa Quán Sứ còn là trụ sở Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo và văn hóa của cả nước. Hãy cùng Vietnam Airlines khám phá điểm đến tâm linh không thể thiếu với người dân bản địa và du khách thập phương này qua bài viết sau.
Địa chỉ: Số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vị trí: Nằm ngay trung tâm thành phố, gần các tuyến phố lớn như Tràng Thi, Lý Thường Kiệt và chỉ cách Hồ Gươm khoảng 1 km.
Cách di chuyển:
Chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng bậc nhất Thủ đô Hà Nội (Nguồn: Internet)
Chùa Quán Sứ là nơi thờ phụng Tam Thế Phật, Phật A Di Đà, biểu tượng của ánh sáng và lòng từ bi vô lượng. Hai vị Bồ Tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, hiện thân của lòng từ và trí tuệ. Ngoài ra, chùa còn là nơi tôn thờ các vị Tổ sư Phật giáo Việt Nam và đặc biệt là Thiền sư Nguyễn Minh Không, một danh tăng có nhiều công lao trong việc truyền bá Phật pháp thời Lý.
Vào thế kỷ XV, dưới triều nhà Lê, nơi đây từng là công quán, được dùng để tiếp đón sứ thần các nước đến Thăng Long. Vì nhiều trong số các sứ thần này là tín đồ Phật giáo, triều đình đã cho xây dựng một ngôi chùa trong khuôn viên công quán để họ có nơi hành lễ, tụng kinh và thực hành tín ngưỡng. Từ đó, cái tên "Quán Sứ" gắn liền với ngôi chùa và được lưu truyền cho đến ngày nay.
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, chùa Quán Sứ Hà Nội đã nhiều lần được tu bổ và trùng tu, không chỉ để bảo tồn kiến trúc mà còn nhằm gìn giữ giá trị tâm linh và văn hóa đặc sắc. Đặc biệt, vào năm 1934, chùa chính thức trở thành trung tâm Phật giáo của Bắc Kỳ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Phật giáo hiện đại Việt Nam.
Ngày nay, chùa Quán Sứ không chỉ là điểm đến linh thiêng của đông đảo Phật tử và du khách, mà còn là trụ sở chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam - nơi quy tụ và điều hành các hoạt động Phật sự trên toàn quốc.
Ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ XV, ban đầu là nơi tiếp đón sứ thần ngoại quốc theo đạo Phật đến Thăng Long hành lễ (Nguồn: Internet)
Không chỉ là nơi lễ Phật, chùa Quán Sứ còn là nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của Phật giáo cả nước. Đây là “trái tim” điều phối các hoạt động Phật sự từ cấp trung ương đến địa phương.
Chùa được xây dựng ngay gần nơi đón tiếp sứ thần, phản ánh mối liên hệ giữa Phật giáo và ngoại giao từ xa xưa. Điều này khiến Quán Sứ trở thành một trong những ngôi chùa hiếm hoi có nguồn gốc từ chính trị, ngoại giao, chứ không chỉ là cơ sở tôn giáo thuần túy.
Các dịp đại lễ như Phật Đản, Vu Lan, lễ cầu an, cầu siêu… đều được tổ chức quy mô tại đây, thu hút hàng ngàn Phật tử và người dân về dự, góp phần duy trì đời sống tinh thần, văn hóa của cộng đồng.
Chùa Quán Sứ Hà Nội là trụ sở Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nơi điều phối các hoạt động Phật sự trên toàn quốc (Nguồn: Internet)
Một trong những điểm đặc biệt gây ấn tượng đầu tiên với du khách khi bước vào chùa Quán Sứ chính là vẻ đẹp cổ kính và trang nghiêm của kiến trúc truyền thống. Ngôi chùa sở hữu những mái ngói cong vút đặc trưng của kiến trúc đình chùa Việt Nam, với hệ thống cột gỗ lim vững chãi, những bức tường rêu phong cùng họa tiết rồng, phượng, hoa sen được chạm trổ tỉ mỉ và tinh xảo.
Dù khuôn viên chùa không quá rộng lớn như một số ngôi chùa ở ngoại thành nhưng sự hài hòa trong bố cục, không gian thanh tịnh và những hàng cây xanh rợp bóng đã tạo nên một bầu không khí trầm mặc, mang đậm chất thiền.
Không gian chùa tuy nằm giữa phố thị sầm uất nhưng vẫn giữ được sự thanh tịnh, trang nghiêm và cổ kính (Nguồn: Internet)
Bước vào chính điện và các gian thờ phụ, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hàng chục pho tượng Phật cổ kính - những tác phẩm nghệ thuật tôn giáo vô giá. Các tượng được chế tác từ đồng, gỗ quý, được sơn son thếp vàng lộng lẫy, thể hiện sự tinh tế trong từng đường nét và biểu cảm.
Tượng Phật A Di Đà, Tam Thế Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, v.v. đều là những pho tượng có giá trị không chỉ về mặt tín ngưỡng mà còn là di sản văn hóa gắn liền với lịch sử Phật giáo Việt Nam. Mỗi pho tượng là một câu chuyện, một biểu tượng của lòng từ bi, trí tuệ và giác ngộ.
Chùa Quán Sứ Hà Nội thờ Tam Thế Phật, Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí và Thiền sư Nguyễn Minh Không (Nguồn: Internet)
Chùa Quán Sứ còn là nơi để những ai yêu mến đạo Phật có thể tham dự và trải nghiệm các hoạt động tâm linh trong đời sống thường nhật. Vào các ngày mùng Một, ngày rằm hoặc những buổi cuối tuần, bạn có thể cùng tăng ni và Phật tử tham gia tụng kinh, lắng nghe các bài pháp thoại từ chư Tăng giảng dạy, hoặc tham gia thiền định để tìm lại sự cân bằng và tĩnh lặng trong tâm hồn. Việc thắp hương lễ Phật với lòng thành kính cũng là một nét đẹp văn hóa thể hiện tinh thần hướng thiện, cầu an trong đời sống tinh thần của người Việt.
Nếu có dịp đến chùa Quán Sứ vào các dịp lễ lớn như Đại lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu hay Tết Nguyên Đán, du khách sẽ được hòa mình vào không khí trang nghiêm nhưng không kém phần ấm áp của các hoạt động lễ hội mang đậm màu sắc Phật giáo.
Nhà chùa thường tổ chức các nghi lễ cầu quốc thái dân an, lễ hoa đăng rực rỡ ánh sáng, các buổi pháp thoại đặc biệt, nghi thức tắm Phật và những chương trình thiện nguyện như phát quà từ thiện, hỗ trợ người nghèo… Những sự kiện này không chỉ mang lại cảm giác thiêng liêng, mà còn giúp kết nối cộng đồng, lan tỏa lòng từ bi và sự sẻ chia.
Chùa là nơi tổ chức các đại lễ Phật giáo lớn như Phật Đản, Vu Lan, lễ cầu siêu, lễ Quy Y Tam Bảo, thu hút hàng ngàn Phật tử (Nguồn: Internet)
Khi đến thăm chùa Quán Sứ - một địa điểm linh thiêng và trang trọng, du khách nên lưu ý tuân thủ những quy tắc cơ bản về ứng xử để thể hiện sự tôn trọng đối với không gian tâm linh và cộng đồng Phật tử nơi đây. Dưới đây là một số điều quan trọng bạn nên ghi nhớ:
Chùa Quán Sứ Hà là nơi gửi gắm niềm tin tâm linh, một phần không thể tách rời trong bức tranh văn hóa - lịch sử Thủ đô. Dù bạn là người hành hương, Phật tử hay du khách ưa khám phá, một lần dừng chân tại ngôi cổ tự linh thiêng này sẽ mang đến cho bạn sự an yên, chiêm nghiệm và cả một hành trình cảm nhận sâu sắc về Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Quý khách cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, đáp ứng các quy định và thủ tục nhập cảnh của quốc gia đến. Vietnam Airlines sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh.
Quý khách vui lòng tham khảo thông tin tại đây.
Chúng tôi có sử dụng cookies nhằm cải thiện trải nghiệm của bạn khi truy cập website www.vietnamairlines.com. Vui lòng nhấn đồng ý để chấp thuận việc sử dụng cookies và không hiển thị lại thông báo này trong các lần truy cập tiếp theo.
Để tìm hiểu thêm về cookies và cách quản lý cookies, vui lòng xem tại đây