Bản đồ Tây Nguyên sau sáp nhập [Cập nhật mới nhất 07/2025]

Bản đồ Tây Nguyên sau sáp nhập gồm có 3 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Đây là vùng cao nguyên rộng lớn, nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số, và là trung tâm sản xuất cà phê lớn nhất của Việt Nam.

1. Hình ảnh bản đồ Tây Nguyên sau sáp nhập tỉnh (từ ngày 01/07/2025)

Dưới đây là hình ảnh bản đồ Tây Nguyên sau khi các tỉnh trong khu vực này được sáp nhập từ ngày 01/07/2025, phản ánh sự thay đổi mới trong cấu trúc hành chính của vùng cao nguyên này.

Bản đồ hành chính 34 tỉnh thành Việt Nam chính thức sau sáp nhập

Bản đồ hành chính 34 tỉnh thành Việt Nam chính thức sau sáp nhập (Nguồn: Internet)

2. Danh sách các tỉnh, thành phố trên bản đồ Tây Nguyên sau sáp nhập

Trước đây, khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, sau quá trình sáp nhập, kể từ ngày 1/7/2025, Tây Nguyên còn 3 tỉnh, cụ thể:

STT

Tên mới

Tỉnh được sáp nhập

Trung tâm hành chính

1

Gia Lai

Gia Lai, Bình Định

Bình Định

2

Đắk Lắk

Đắk Lắk, Phú Yên

Đắk Lắk

3

Lâm Đồng

Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận

Lâm Đồng

3. Gợi ý một số điểm du lịch hấp dẫn ở Tây Nguyên

3.1. Bảo tàng cafe Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk

Bảo tàng cà phê Buôn Ma Thuột là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích tìm hiểu về lịch sử và văn hóa cà phê – đặc sản nổi tiếng của Tây Nguyên. Nơi đây trưng bày hàng nghìn hiện vật liên quan đến quá trình phát triển của ngành cà phê, từ những hạt cà phê đầu tiên đến các thiết bị sản xuất, chế biến cà phê truyền thống.

Bảo tàng cà phê Buôn Ma Thuột có thiết kế độc đáo

Bảo tàng cà phê Buôn Ma Thuột có thiết kế độc đáo (Nguồn: Internet)

3.2. Hồ Lắk – Đắk Lắk

Hồ Lắk là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên, với diện tích khoảng 6,2 km², nằm ở độ cao 500m so với mực nước biển. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên hoang sơ và văn hóa bản địa. Du khách có thể tham quan Biệt điện Bảo Đại, đi thuyền độc mộc trên hồ, hoặc khám phá các buôn làng của người M’nông như Buôn Jun, Buôn M’Liêng để tìm hiểu đời sống và phong tục truyền thống. Hồ Lắk còn nổi tiếng với các món ăn đặc sản như chả cá thát lát, cơm lam, và rượu cần.

Không gian thơ mộng của hồ Lăk

Không gian thơ mộng của hồ Lăk (Nguồn: Internet)

3.3. Khu du lịch sinh thái Bản Đôn – Đắk Lắk

Khu Du Lịch Sinh Thái Bản Đôn là điểm đến nổi bật của Tây Nguyên, tọa lạc tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Nơi đây nổi tiếng với các hoạt động như cưỡi voi băng rừng, tham quan đồi Tâm Linh với tượng Phật Quan Âm cao gần 40m và 18 vị La Hán, cũng như khám phá rừng nguyên sinh và hồ Đắk Mil. Du khách còn có thể trải nghiệm văn hóa bản địa qua các buôn làng truyền thống, thưởng thức ẩm thực đặc sản và tham gia vào các lễ hội cồng chiêng, múa xoang, lửa trại, rượu cần.

Đây là địa điểm lý tưởng để hòa mình vào thiên nhiên và văn hóa Tây Nguyên

Đây là địa điểm lý tưởng để hòa mình vào thiên nhiên và văn hóa Tây Nguyên (Nguồn: Internet)

3.4. Vườn quốc gia Chư Yang Sin – Đắk Lắk

Vườn quốc gia này sở hữu hệ sinh thái phong phú với khoảng 951 loài thực vật và 487 loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm như báo hoa mai, gấu ngựa, chà vá chân đen, bò tót, cùng các loài thực vật như pơ mu, bách xanh, thông Đà Lạt. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên hoang dã, với các hoạt động như leo núi, tham quan thác Krông Kmar, đạp xe địa hình, chèo thuyền độc mộc và tắm suối.

Không gian xanh mát với hệ động thực vật phong phú

Không gian xanh mát với hệ động thực vật phong phú (Nguồn: Internet)

3.5. Biệt Điện Bảo Đại – Đắk Lắk

Biệt Điện Bảo Đại tọa lạc tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, là một công trình kiến trúc lịch sử mang đậm dấu ấn văn hóa Tây Nguyên. Được xây dựng trên một cồn đất nhân tạo cao gần 2m so với mặt sân, tòa nhà có diện tích khoảng 2.300m², nằm trong khuôn viên rộng gần 7ha, bao quanh bởi những cây cổ thụ như long não, bằng lăng, cà chít, với tuổi thọ lên đến 100 năm.

Biệt điện được thiết kế kết hợp giữa phong cách kiến trúc nhà dài truyền thống của người Ê Đê và ảnh hưởng của kiến trúc châu Âu cổ điển. Bên trong, du khách có thể chiêm ngưỡng nhiều hiện vật lịch sử, bao gồm các dụng cụ sinh hoạt của người Ê Đê như ché rượu cần, cối chày, gùi, cùng các đồ dùng thời Pháp thuộc như bàn họp, máy phát nhạc cổ, điện thoại bàn quay số và các loại tiền cổ.

Ngày nay, Biệt Điện Bảo Đại không chỉ là một di tích lịch sử cấp quốc gia mà còn là điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá văn hóa và lịch sử Tây Nguyên

Ngày nay, Biệt Điện Bảo Đại không chỉ là một di tích lịch sử cấp quốc gia mà còn là điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá văn hóa và lịch sử Tây Nguyên (Nguồn: Internet)

3.6. Bảo tàng Đắk Lắk

Bảo tàng Đắk Lắk được xây dựng trên khuôn viên rộng 9.200 m², bảo tàng mang đậm dấu ấn văn hóa Tây Nguyên với kiến trúc mô phỏng nhà dài truyền thống của người Ê Đê. Công trình gồm ba tầng, trong đó tầng trệt là không gian mở, tầng hai và ba dành cho các phòng trưng bày chuyên đề. Bảo tàng hiện lưu giữ gần 13.000 hiện vật quý hiếm, bao gồm hơn 2.000 hiện vật văn hóa dân tộc, 4.000 phim ảnh tư liệu và trên 6.000 hiện vật thuộc lĩnh vực khảo cổ học và lịch sử.

Nơi du khách hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hóa Đắk Lắk nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung

Nơi du khách hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hóa Đắk Lắk nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung (Nguồn: Internet)

3.8. Nhà thờ chính tòa Kon Tum

Nhà thờ Chính tòa Kon Tum là một công trình khép kín bao gồm giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày, nhà rông, cô nhi viện, cơ sở mộc và cơ sở may, dệt thổ cẩm. Ngoài việc tham quan kiến trúc độc đáo, du khách còn có thể tìm hiểu về văn hóa và đời sống của người dân Tây Nguyên qua các hoạt động như tham quan nhà trưng bày, mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ và dệt thổ cẩm.

Kiến trúc vừa cổ kính vừa hiện đại của nhà thờ

Kiến trúc vừa cổ kính vừa hiện đại của nhà thờ (Nguồn: Internet)

3.9. Cụm 3 thác Dray Sap – Dray Nur – Gia Long, Lâm Đồng (Đắk Nông cũ)

  • Thác Dray Sap – “Thác Khói”: Gắn liền với câu chuyện tình yêu của đôi trai gái người Ê Đê, thể hiện qua hình ảnh người vợ hóa thành khói và người chồng hóa thành cây bên bờ thác.
  • Thác Dray Nur – “Thác Cái”: Dòng nước đổ xuống mạnh mẽ, tạo thành bức tường nước trắng xóa, bao quanh là rừng nguyên sinh xanh mướt.
  • Thác Gia Long – “Thác Thượng Nguồn”: Thác hùng vĩ với độ cao 30m, nước đổ xuống tạo thành hồ tắm tiên rộng khoảng 80m².

Khung cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng

Khung cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng (Nguồn: Internet)

3.10. Hồ Ea Kao, Đắk Lắk

Hồ Ea Kao là một công trình thủy lợi nhân tạo với diện tích lên đến 288,90 ha, được bao quanh bởi những dãy núi đồi trập trùng và hệ sinh thái đa dạng. Đến đây, bạn có thể tham gia các hoạt động như câu cá, thưởng thức các món ăn chế biến từ thủy sản hồ, hoặc trải nghiệm các chương trình văn hóa dân gian như nghe hùng ca Tây Nguyên, thưởng thức rượu cần và đồ ăn ngon.

Hồ nước trong xanh với khung cảnh thơ mộng

Hồ nước trong xanh với khung cảnh thơ mộng (Nguồn: Internet)

3.11. Buôn Ako Dhong – Đắk Lắk

Buôn Ako Dhông nổi bật với 32 ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê, được xây dựng bằng gỗ và mái lá, mang đậm nét văn hóa bản địa. Du khách có thể tham quan các ngôi nhà dài, tìm hiểu về kiến trúc đặc trưng và đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Ngoài ra, buôn còn nổi tiếng với các hoạt động văn hóa như biểu diễn cồng chiêng, chế biến rượu cần, dệt thổ cẩm và các món ăn truyền thống.

Du khách có thể tham gia vào các buổi giao lưu văn hóa, thưởng thức âm nhạc dân gian và tìm hiểu về lịch sử, phong tục tập quán của người Ê Đê

Du khách có thể tham gia vào các buổi giao lưu văn hóa, thưởng thức âm nhạc dân gian và tìm hiểu về lịch sử, phong tục tập quán của người Ê Đê (Nguồn: Internet)

3.12. Chùa Sắc Tứ Khải Đoan – Đắk Lắk

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan nổi bật với kiến trúc đồ sộ và uy nghi, bao gồm các hạng mục như chánh điện, giảng đường, nhà tổ, nhà khách, nhà trưng bày và khuôn viên rộng lớn. Nơi đây thường xuyên tổ chức các hoạt động tôn giáo như lễ hiệp kỵ, an cư kiết hạ, cầu an đầu năm và các nghi lễ Phật giáo truyền thống. Chùa cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của đông đảo Phật tử trong và ngoài tỉnh.

Ngôi chùa cổ kính với thiết kế đẹp

Ngôi chùa cổ kính với thiết kế đẹp (Nguồn: Internet)

3.13. Núi Langbiang – Lâm Đồng

Núi Langbiang là một khu du lịch sinh thái nổi tiếng, bao gồm ba ngọn núi: núi Ông, núi Bà và đồi Radar. Du khách có thể tham gia nhiều hoạt động như leo núi, ngắm cảnh, chinh phục đỉnh núi bằng xe Jeep, nhảy dù, cắm trại qua đêm và tham gia các chương trình giao lưu văn hóa cồng chiêng với người dân tộc K’Ho. Đặc biệt, từ đỉnh núi, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Đà Lạt và thung lũng Dankia huyền thoại.

Nơi du khách có thể ngắm cảnh thành phố và săn mây

Nơi du khách có thể ngắm cảnh thành phố và săn mây (Nguồn: Internet)

3.14. Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng – Lâm Đồng (Đăk Nông cũ)

Vườn quốc gia Tà Đùng là một khu du lịch sinh thái nổi tiếng, với diện tích tự nhiên lên đến 20.937,7ha. Khu vực này có khoảng 47 đảo và bán đảo lớn nhỏ, tạo nên cảnh quan độc đáo giữa lòng hồ trong xanh. Du khách có thể tham gia các hoạt động như đi thuyền ngắm cảnh, cắm trại, lưu trú, ăn uống và chụp hình tại các địa điểm nổi tiếng như "tổ chim", "đôi cánh thiên thần", "nấc thang lên thiên đường", "cầu kính" và vườn hoa kiểng với nhiều loài hoa rực rỡ như hồng nhung, dã quỳ, mimosa, lan, cẩm tú cầu.

Khu vực có sinh thái phong phú

Khu vực có sinh thái phong phú (Nguồn: Internet)

Tây Nguyên không chỉ là một điểm đến du lịch mà còn là một phần không thể thiếu trong bản đồ văn hóa, lịch sử Việt Nam. Với bản đồ Tây Nguyên trong tay, du khách và những ai quan tâm đến sự phát triển của vùng đất này sẽ dễ dàng nắm bắt được thông tin về các tỉnh thành, các điểm du lịch nổi bật và cách thức di chuyển trong khu vực.